Ở cuối bảng tính, Excel thường hiển thị những trang trắng nhưng bạn lại không có nhu cầu sử dụng? Hoặc có thể do bạn nhấn nhầm phím mà các trang trắng đó sẽ xuất hiện trên file nhưng không biết. Nếu không để ý và xóa trang trắng trên Excel đi, khi in sẽ in toàn bộ tài liệu bao gồm cả những trang trắng đó. Vậy làm sao để xóa các trang trắng, trang thừa trên Excel? Hãy theo dõi bài viết sau để biết cách cách xóa trang trong Excel hiệu quả nhé.
Hướng dẫn cách xóa trang trong Excel
Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần chuyển sang chế độ xem trang in bằng cách chọn thẻ View trên thanh công cụ. Sau đó các bạn nhấn chọn Page Break Preview tại mục Workbook Views. Chỉ cần như vậy là trang tính của bạn sẽ được chuyển sang chế độ xem trước trang in. Như hình dưới thì ta có thể thấy trang 3 là trang thừa, không sử dụng cần xóa bỏ.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Xóa trang trắng trong WPS bằng 4 cách thực hiện hiệu quả
- Cách xóa trang trong docs giúp công việc được linh hoạt
- Cách xóa số trang trong word hiệu quả ở nhiều vị trí trang
Bước 2: Tiếp theo, các bạn bôi đen toàn bộ trang thừa rồi nhấn chuột phải. Thanh cuộn hiện ra thì các bạn chọn mục Delete.
Bước 3: Lúc này, hộp thoại Delete hiện ra. Các bạn nhấn chọn Shift cells up rồi nhấn OK. Chỉ cần như vậy là trang 3 sẽ bị xóa đi một cách nhanh chóng.
Hoặc các bạn có thể bôi đen toàn bộ trang trắng rồi nhấn Shift + Space để bôi đen toàn bộ trang theo chiều ngang. Sau đó các bạn nhấn chuột phải vào trang đó. Thanh cuộn hiện ra thì các bạn chọn Delete để xóa trang đó. Hoặc chọn Hide để ẩn trang đó đi. Nếu bạn ẩn thì có thể lấy lại trang đó bằng cách bôi đen rồi chọn Unhide. Trên đây là cách xóa trang trong Excel hiệu quả bạn nên tham khảo.
*Cách xóa trang trong word mà mình đã tổng hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình làm việc của bạn đấy. Cùng tham khảo nhé.
Hướng dẫn xóa dòng trống (dòng trắng) trong Excel
Ngoài cách xóa trang trong Excel mình sẽ hướng dẫn thêm cho bạn cách xóa dòng hiệu quả. Trong trường hợp dữ liệu trong file tài liệu Excel mà bạn đang tham khảo có nhiều ô trống, dòng trống làm cho file Excel bị đảo lộn vị trí dữ liệu. Các bạn muốn xóa hết các ô trống trong file dữ liệu đó nhưng nếu xóa từng ô một thì sẽ mất rất nhiều thời gian.
Thay vì xóa lần lượt từng ô dữ liệu thì các bạn có thể xóa dòng trống hay cột trống để rút ngắn thời gian thao tác. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách xóa các dòng trống trong Excel 2013, với Excel 2010, 2007 các bạn thực hiện tương tự.
Cách 1
Bước 1: Đầu tiên các bạn cần chọn vùng dữ liệu cần xóa, các bạn có thể chọn toàn bộ dữ liệu trong sheet bằng tổ hợp phím Ctrl + A.
Bước 2: Tiếp theo, các bạn chọn thẻ Home -> Find&Select -> Go To Special (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + G và chọn Special).
Bước 3: Xuất hiện hộp thoại Go To Special các bạn chọn Blanks và nhấn OK.
Bước 4: Lúc này tất cả các ô trống đều được chọn, các bạn chọn thẻ Home -> Delete -> Delete Sheet Rows để xóa các dòng trống.
Nếu các bạn muốn xóa cột trống thì các bạn chọn Delete -> Delete Sheet Columns.
Còn nếu các bạn muốn xóa tất cả các ô trống thì các bạn nhấn chuột phải và chọn Delete (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + – ) để mở hộp thoại Delete.
Tại đây các bạn có thể để mặc định là Shift cells up hoặc các bạn chọn Entire row hoặc Entire column để thay đổi ô xung quanh. Nhấn OK để xóa bỏ ô dữ liệu trống.
Cách 2
Có thể bạn quan tâm:
- Cách đánh số trang trong Word không phải ai cũng biết
- Cách căn lề trong Word đơn giản cho người mới sử dụng
Bước 1: Chọn vùng dữ liệu các bạn muốn xóa dòng trống hoặc các bạn có thể chọn toàn bộ dữ liệu bằng tổ hợp Ctrl + A.
Bước 2: Chọn thẻ Data, trong phần Sort&Filter các bạn chọn Filter.
Bước 3: Tiếp theo các bạn chọn biểu tượng mũi tên trong ô đầu tiên của cột bất kỳ. Tại đây các bạn bỏ chọn trong phần Select All.
Bước 4: Kéo thanh cuộn phải xuống dưới cùng và chọn ô Blanks và nhấn OK.
Bước 5: Lúc này các dòng trống sẽ được lọc, các bạn chọn thẻ Home -> Delete -> Delete Sheet Rows để xóa các dòng trống.
Ngoài ra các bạn có thể sử dụng VBA để xóa dòng trống, nhưng cách đó hơi phức tạp với những bạn chưa làm quen với VBA. Vì vậy các bạn chỉ cần sử dụng một trong hai cách trên là có thể nhanh chóng xóa dòng trống trong Excel.
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách xóa trang trong Excel và cách khóa dòng trống khi không sử dụng trong Excel. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!
Tổng hợp: tinhocvanphong247.net